Điều 8. Các môn thi và hình thức thi
1. Các môn thi điều kiện (vòng 1):
– Môn kiến thức chung: Thi trắc nghiệm 01 bài về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng.
– Môn ngoại ngữ: thi trắc nghiệm 01 bài một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.
Đối với vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc thiểu số, việc thi môn ngoại ngữ được thay thế bằng thi tiếng dân tộc thiểu số. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định nội dung tiếng dân tộc thiểu số.
– Môn tin học văn phòng: thi trắc nghiệm 01 bài theo yêu cầu của vị trí việc làm do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.
2. Môn nghiệp vụ chuyên ngành (vòng 2):
Thi phỏng vấn để đánh giá hiểu biết, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng và do người đứng đâu cơ quan sử dụng công chức thực hiện.
3. Căn cứ vào khả năng, điều kiện cụ thể, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tuyên dụng công chức quyết định hình thức thi trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy vi tính”.

Điều 10. Cách tính điểm
1. Bài thi được chấm theo thang điểm 100.
2. Điểm các môn thi được tính như sau:
a) Môn kiến thức chung, môn ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc thiểu số), môn tin học văn phòng: tính hệ số 1 và không tính vào tổng số điểm thi;
b) Môn nghiệp vụ chuyên ngành: tính hệ số 1.
3. Kết quả thi tuyển là số điểm của bài thi môn nghiệp vụ chuyên ngành cộng với điêm ưu tiên quy định tại Điêu 5 Nghị định này”.

Điều 11. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức
1. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thi đủ các môn thi theo quy định, nếu không thuộc trường họp được miễn thi.
Người dự tuyển phải đạt từ 50 điểm trở lên đối với các môn điều kiện (vòng 1) thì mới được thi môn nghiệp vụ chuyên ngành (vòng 2);
b) Có điếm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên;
c) Có kết quả thi tuyển theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định này cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu tuyến dụng của từng vị trí việc làm.
2. Trường họp có từ 02 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng, người có điểm bài thi kiến thức chung cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì người đứng đầu cơ quan có thấm quyền tuyến dụng công chức quyết định người trúng tuyến.
3. Người không trúng tuyến trong kỳ thi tuyến công chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

Điều 13. Cách tính điểm
1. Điểm học tập trong toàn bộ quá trình học tập của người dự xét tuyển ở trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu câu của vị trí dự tuyên và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1, cụ thể như sau:
a) Đối với bảng điểm của người dự xét tuyển được đào tạo theo niên chê mà các môn học có quy định số trình thì điểm trung bình cộng các môn học bằng tổng điểm học tập của từng môn nhân với số trình của môn học đó chia cho tổng số trình mà thí sinh đã tham gia đào tạo;
b) Đối với bảng điểm của người dự xét tuyến được đào tạo theo niên chế mà các môn học không có quy định số trình cho từng môn học thì điếm trung bình cộng các môn học bằng tổng điểm học tập của các môn học chia cho tổng số môn học mà người dự xét tuyến đã tham gia đào tạo;
c) Người dự xét tuyến đào tạo theo hình thức liên thông mà bảng điếm ở các giai đoạn đều đồng nhất đều có quy định trình cho mỗi môn học thì điểm trung bình cộng các môn học bằng tống điếm học tập của từng môn ở các giai đoạn nhân với số trình của môn học đó chia cho tổng số trình mà người dự xét tuyển đã tham gia đào tạo ở các giai đoạn;
d) Người dự xét tuyển được đào tạo theo chương trình giai đoạn đại cương và giai đoạn chuyên ngành thì điếm trung bình cộng các môn học bằng tống điếm học tập của từng môn ở hai giai đoạn nhân với số trình của môn học đó chia cho tổng số trình mà người dự xét tuyển đã tham gia đào tạo ở hai giai đoạn.

2. Điếm tốt nghiệp của người dự xét tuyến ở trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí dự tuyển và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1, cụ thể như sau:
a) Điểm thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh được xác định là điểm điều kiện thì điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (không tính điểm các môn thi khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh);
b) Điếm thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh được xác định là điểm tốt nghiệp thì điểm tốt nghiệp được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn thi tốt nghiệp (trong đó có điểm các môn thi khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh);
c) Đối với người dự tuyển có điểm luận văn tốt nghiệp, điểm khóa luận tốt nghiệp, điểm đồ án tốt nghiệp thì điểm tốt nghiệp là điểm luận văn tốt nghiệp hoặc điếm khóa luận tốt nghiệp hoặc điểm đồ án tốt nghiệp;
d) Đối với người dự xét tuyển sử dụng bằng tốt nghiệp đào tạo ở trình độ nào theo hình thức liên thông để tham gia tuyển dụng thì điểm tốt nghiệp được xác định băng đi êm tôt nghiệp ở trình độ đào tạo đó.

3. Trường họp người dự xét tuyển tham dự xét tuyển mà bảng điểm không đây đủ hoặc không thê xác định được điểm hoặc không có bảng điểm thì điểm học tập trong toàn bộ quá trình học tập được quy đổi theo xếp hạng bằng tốt nghiệp và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1, cụ thể như sau:
a) Bằng tốt nghiệp xếp hạng trung bình hoặc không xếp hạng thì điểm học tập băng điêm tốt nghiệp bằng 50 điểm;
b) Bằng tốt nghiệp xếp hạng trung bình khá thì điểm học tập bằng điểm tốt nghiệp bằng 60 điểm;
c) Bằng tốt nghiệp xếp hạng khá thì điểm học tập bằng điểm tốt nghiệp bằng 70 điểm;
d) Bằng tốt nghiệp xếp hạng giỏi thì điểm học tập bằng điểm tốt nghiệp băng 80 điêm;
đ) Bằng tốt nghiệp xếp hạng xuất sắc thì điểm học tập bằng điểm tốt nghiệp bằng 90 điểm.

4. Trường hợp người tham gia dự xét tuyển tốt nghiệp đại học, sau đại học ở nước ngoài mà bảng điểm có thang điểm không phải là thang điểm 10 hoặc bảng điểm không có điểm số (chỉ ghi đạt) hoặc bảng điểm ghi ký hiệu chữ cái A, B, c, D thì điểm học tập được quy đổi theo xếp hạng bằng tốt nghiệp và tính theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

5. Trường hợp người dự xét tuyển được đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì điếm học tập đồng thời là điếm tốt nghiệp và được quy đổi theo thang điểm 100, tính hệ số 1.

6. Điểm phỏng vấn hoặc thực hành được tính theo thang điểm 100, tính hệ số 1.

7. Kết quả xét tuyển là tổng số điểm của điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điếm phỏng vấn hoặc thực hành quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 6 hoặc khoản 3 và khoản 6 hoặc hoặc khoản 4 và khoản 6 Điều này cộng với điểm ưu tiên theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
Trường hợp người dự xét tuyến được đào tạo theo hệ thống tín chi thì kết quả xét tuyển là tổng số điểm được tính tại khoản 5 và khoản 6 Điều này cộng với điểm ưu tiên theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

8. Trường hợp người dự xét tuyển có trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyến dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức căn cứ kết quả học tập trong hồ sơ của người dự xét tuyển và để tính điểm theo quy định tại khoản 1, 2, 3,4 và 5 Điều này